Chương trình công nhận phòng thí nghiệm (VILAS)

Là một trong các chương trình công nhận của Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) dựa trên tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 và các tiêu chuẩn lĩnh vực liên quan. Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) tổ chức và hoạt động theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17011:2004, là thành viên của thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MRA cùng với các thành viên APLAC (tổ chức Hợp tác Công nhận phòng thí ngiệm Châu Á – Thái Bình Dương) và ILAC (tổ chức Hợp tác Công nhận phòng thí ngiệm quốc tế). Đến nay BoA đã đánh giá và công nhận cho hơn 900 phòng thí nghiệm. Các lĩnh vực BoA tổ chức công nhận bao gồm: Cơ, Hóa, Sinh, Dược phẩm, Điện – Điện tử, Vật liệu xây dựng, Không phá hủy, Đo lượng hiệu chuẩn, An toàn sinh học và Y tế.

Các kết quả thí nghiệm/ hiệu chuẩn từ phòng thí nghiệm BoA công nhận sẽ được thừa nhận trên phạm vi thế giới, nâng cao năng lực kỹ thuật, quản lý, tính chính xác, độ tin cậy phòng thí nghiệm.

Phòng thí nghiệm điện Hòa Bình đang triển khai các hoạt động dựa trên quy định của BoA để được công nhận VILAS. Các công việc thực hiện được PEC tuân theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 “Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn” đề cập các yêu cầu hệ thống quản lý và các yêu cầu kỹ thuật cho các phòng thử nghiệm áp dụng. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn trên được xây dựng để áp dụng cho tất cả các lĩnh vực thử nghiệm và hiệu chuẩn. Văn phòng công nhận chất lượng xây dựng thêm các tài liệu bổ sung để diễn giải cho từng lĩnh vực hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm cũng như cho các kỹ thuật thử nghiệm, hiệu chuẩn.

Cụ thể PEC đang triển khai các hạng mục thông tin sau:

1. Yêu cầu chung
1.1 Tính Khách quan
1.2 Bảo mật
2 Yêu cầu về cơ cấu
3 Yêu cầu về nguồn lực
3.2 Nhân sự
3.3 Cơ sở vật chất và điều kiện môi trường
3.4 Thiết bị và hoá chất
3.5 Liên kết chuẩn đo lường
3.6 Sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp
4 Yêu cầu về quá trình
4.1 Xem xét yêu cầu, đề nghị và hợp đồng
4.2 Lựa chọn, kiểm tra xác nhận, xác nhận giá trị sử dụng của Phương pháp
4.3 Lấy mẫu
4.4 Tiếp nhận và bảo quản mẫu
4.5 Hồ sơ kỹ thuật
4.6 Đánh giá độ không đảm bảo đo
4.7 Đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả
4.8 Báo cáo kết quả
5 Yêu cầu hệ thống quản lý
5.1 Tài liệu hệ thống quản lý
5.2 Kiểm soát tài liệu hệ thống quản lý
5.3 Kiểm soát hồ sơ
5.4 Hoạt động đánh giá rủi ro và cơ hội
5.5 Cải tiến
5.6 Hành động khắc phục
5.7 Đánh giá nội bộ
5.8 Xem xét của lãnh đạo

Theo đó PEC đang phối hợp với các giảng viên đến từ Đại học Bách Khoa và các chuyên gia từ các đơn vị chuyên nghiệp trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các khóa đào tạo đội ngũ nhân lực cho công tác sắp đến. Đội ngũ nhân lực của PEC là các tiến sĩ thạc sĩ và giảng viên tốt nghiệp các trường đại học uy tín trong và ngoài nước đảm bảo cho các hạng mục được thực hiện nhanh chóng. Với kinh nghiệm thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2015 PEC đảm bảo rằng các công việc được thực hiện nghiêm túc và nhanh chóng. Bởi vì không ai hiểu rõ hơn PEC về tầm quan trọng của việc xây dựng một tổ chức thí nghiệm đạt chuẩn thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *