Tiềm năng phát triển điện gió tại Việt Nam

Bên cạnh nguồn năng lượng từ mặt trời thì năng lượng gió được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam bắt kịp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu điện trong cả ngắn hạn và dài hạn, với những ưu điểm như khả năng mở rộng cao, tính linh hoạt có thể dự đoán được, tác động thấp đến môi trường.

Việt Nam có lợi thế rất lớn về gió, với bờ biển dài hơn 3000km và nhiều hải đảo với vận tốc gió thổi trung bình quanh năm từ 5m/s trở lên. Về điện gió, ước tính trên đất liền, Việt Nam có thể phát triển khoảng 27 GW điện gió, tương ứng với tốc độ gió trung bình từ 5,5 đến 7,3 m/s. Theo nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo Việt Nam, tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 80 m trên biển với tốc độ gió 8 m/s là 1,3 nghìn GW. Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ điện gió vẫn chưa tương xứng với tiềm năng này.

Tiềm năng gió của Việt Nam ở độ cao 65m:

Tốc độ gió
trung bình

Thấp

< 6m/s

Trung bình

6-7m/s

Tương đối cao

7-8m/s

Cao

8-9m/s

Rất cao

> 9m/s

Diện tích (km2) 197.242 100.367 25.679 2.178 111
Tỷ lệ diện tích (%) 60,6 30,8 7,9 0,7 >0
Tiềm năng (MW) 401.444 102.716 8.748 482

Điện gió là một trong những ngành công nghiệp tiềm năng và phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này tương đối mới mẻ tại Việt Nam do đó sẽ có những thách thức nhất định cho việc thành công của một dự án điện gió:

  • Kinh tế và tài chính: Thường một dự án điện gió thành công đòi hỏi phải đầu tư công suất khá lớn. Tuy nhiên, giá thành đầu tư vào điện gió hiện nay cũng còn khá cao (trung bình xấp xỉ khoảng 2.500USD/kW, nghĩa là hơn 50 triệu đồng/kW). Mặc dù còn một số vấn đề trong cơ chế giá điện gió, nhưng gần đây nhiều tổ chức tài chính quốc tế, quỹ đầu tư đã có nhiều chương trình tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo, cho vay đầu tư trung và dài hạn, hoặc cho vay lại các khoản vốn ODA của Chính phủ, của các ngân hàng quốc tế hợp tác.
  • Dữ liệu không đầy đủ về địa lý, hải triều, tốc độ gió tại các vùng: Hiện nay chưa có độ tin cậy cao, sự đồng bộ và thống nhất về dữ liệu gió tại các vùng, miền của Việt Nam. Dẫn đến gây khó khăn và sai lệch cho bước đánh giá ban đầu (tiền khả thi) của một dự án điện gió. Do không có con số chuẩn nên các nhà đầu tư phải tiến hành đo gió trước khi đầu tư 1-2 năm. Do đó, Chính phủ cần sớm hỗ trợ các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu có chất lượng, qui mô và khả năng ứng dụng cao. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để tạo ra các Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế, thi công, nghiệm thu chất lượng một công trình điện gió.
  • Các thủ tục hành chánh và rào cản pháp lý: Đây có thể nói là một trong những rào cản lớn nhất, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tiếp cận đầu tư vào thị trường Việt nam. Hiện nay, các chính sách về thủ tục đầu tư, hợp đồng/giá cả mua bán điện giữa chủ đầu tư dự án và Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn cần được đảm bảo sự ổn định trong kế hoạch năng lượng dài hạn. Sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ quyết định rất lớn đến yếu tố thành công của dự án.

Hình ảnh: PEC thực hiện Báo cáo đánh giá khả thi dự án điện gió Bình Đại (Bến Tre)

Đối mặt với những thách thức hiện tại, PEC đã và đang đồng hành cùng chủ đầu tư, trong các công tác tư vấn từ những giai đọan đầu phát triển dự án như lập bổ sung quy hoạch, lập báo cáo khả thi, tư vấn thiết kế,… Với việc tham gia vào những dự án điện gió đầu tiên tại Việt Nam, liên tục cập nhật những chính sách mới nhất của Chính phủ để tư vấn chính xác những thủ tục hành chính cho chủ đầu tư, PEC đã và đang đạt được sự tin tưởng của đối tác, đồng hành cùng các đối tác lớn như B.Grimm, EDF,… góp phần phát triển nguồn năng lượng gió tiềm năng, mang đến lợi ích năng lượng bền vững cho quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *